Cách thiết lập hệ thống giám sát và điều hành từ xa hiện nay được rất nhiều anh em yêu thích. Nếu như bạn đang có rất nhiều những hệ thống vận hành nhưng lại ở những vị trí cách xa nhau. Và bạn muốn rằng sẽ có thiết bị sẽ điều khiển được tất cả hệ thống của bạn từ xa. VNDATA sẽ giúp bạn làm điều đó, cùng tìm hiểu về giải pháp này nhé.
Thiết lập hệ thống giám sát và điều hành từ xa là gì?
Giải pháp thiết hệ hệ thống giám sát và điều hành từ xa hiện nay rất được yêu thích tại các công ty và doanh nghiệp. Khi sử dụng giải pháp này , nếu như các nhà máy được đặt tại các điểm A,B,C ở cách xa trung tâm giám sát là điểm Z cũng sẽ được điều khiển một cách dễ dàng.
Với việc sử dụng hệ thống điện toán đám mây, dữ liệu từ các nhà máy sẽ được gửi và lưu trữ trên Cloud Server. Hệ thống này sẽ cho mọi thiết bị truy cập nếu như có tài khoản và mật khẩu. Hệ thống cung cấp giải pháp này có đầy đủ những tính năng cơ bản như:
- Thu thập thông tin
- Phân tích thông tin
- Lưu trữ dữ liệu
- Cảnh báo hệ thống
- Vẽ đồ thị
- Xuất báo cáo
- Truy cập giám sát
- Điều khiển từ xa
Những thành phần trong hệ thống giám sát và điều khiển từ xa
Cách thiết lập hệ thống giám sát và điều hành từ xa thì sẽ cần có những thành phần sau đây:
Thiết bị đo đạc
Những thiết bị này vô cùng quan trọng phục vụ hệ thống vận hành trơn tru. Ví dụ như là cảm biến nhiệt độ, biến tần, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất,…
Các thiết bị điều khiển RTU, PLC
Đối với RTU, bộ điều khiển này sử dụng bộ vi xử lý đề có thể chuyển đổi những dữ liệu mà được thu về từ những thiết bị đo đạc cụ thể là những loại cảm biến. Sau đó sẽ biến dữ liệu thu từ những cảm biến thành những dữ liệu có thể sử dụng được trong việc giám sát và điều hành hệ thống.
Đối với PLC sẽ hoạt động trơn tru hơn, bộ điều khiển này sẽ cho người sử dụng giao tiếp trực tiếp với các loại cảm biến. Không những vậy thiết bị điều khiển này còn có thể thực hiện những thay đổi mà không hề ảnh hưởng gì đến hệ thống.
Giao diện người máy
Đây là giao diện giả lập cho phép người giám sát có thể di chuyển thu thập dữ liệu. Không những vậy giao diện người máy còn cho người dùng có thể điều khiển để điều chỉnh và sửa đổi hệ thống khi gặp lỗi.
Phương thức truyền dữ liệu
Hiện nay sẽ có 4 phương thức truyền vô cùng phổ biến và được rất nhiều sử dụng như là LAN, WIFI, 4G và ADSL. Mỗi phương thức truyền lại có điểm yếu và điểm mạnh khác nhau nên đánh giá đâu là phương thức truyền tốt nhất.
Cơ sở dữ liệu
Khi sử dụng những phương thức dữ liệu bạn có thể dễ dàng kết nối 2 mạng LAN ở vị trí khá xa nhau và không cần thông qua kết nối của VPN. Đối với kết nối VPN thì sẽ có tổng cộng 2 thiết bị đó chính là: VPN Client và VPN server. Để 2 thiết bị này kết nối với nhau, khi mà bạn đã kết nối thành công thì sẽ hiện ping kết nối trên màn hình.
Những ưu điểm của việc giám sát và điều hành từ xa
Nhờ những ưu điểm về cách thiết lập hệ thống giám sát và điều khiển từ xa. Những ưu điểm của việc giám sát và điều hành từ xa có thể kể đến như sau
- Phần mềm sẽ thu nhập những dữ liệu liên quan đến những hoạt động sản xuất của công ty hay doanh nghiệp.
- Phân tích dữ liệu và có thể điều phối nhịp độ sản xuất sao cho phù hợp.
- Nhận thấy các vấn đề đang xảy ra và có thể sửa chữa khi cần.
- Trích xuất báo cáo về công việc của nhà máy theo giờ, ngày, tuần, tháng,…
- Tương tác với các thiết bị thông qua màn hình máy tính.
Kết luận
Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về cách thiết lập hệ thống giám sát và điều khiển từ xa. Hy vọng qua bài viết anh em sẽ có thêm những hiểu biết về phần mềm này và có thế ứng dụng nó vào cuộc sống.